Máy làm mát công nghiệp ICT thách thức nhiệt độ cao
Dịch vụ hậu mãi luôn khiến khách hàng hài lòng
Công ty TNHH Công nghệ làm mát Công nghiệp ICT

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động trong Máy làm mát công nghiệp

Thứ Năm, 09/11/2023
Admin

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Máy làm mát công nghiệp là kiến thức quan trọng trong việc sử dụng máy giúp quá trình vận hành an toàn, thuận lợi và tạo độ bền lâu dài hơn cho sản phẩm cũng như toàn bộ hệ thống.

Khách hàng tham khảo một số thông tin về Máy làm mát công nghiệp trong bài viết của ICT để có kiến thức chính xác hơn khi sử dụng thiết bị này.

1. Cấu tạo của máy làm mát không khí trong công nghiệp

Cấu tạo của Máy làm mát không khí trong công nghiệp

1.1 Lưới lọc bụi cho máy làm mát không khí

  • Các máy làm mát thường có thêm bộ phận tấm lưới lọc bụi, bộ phần này sẽ nằm phía trong vỏ, tiếp giáp bên ngoài lớp Cooling Pad do nguồn không khí ngoài trời chứa lẫn bụi bẩn, côn trùng nên cần có hệ thống lưới chắn để bảo vệ.

  • Lưới lọc bụi có nhiệm vụ ngăn bụi bẩn, lọc không khí và vệ sinh máy làm mát dễ dàng, nhanh chóng. 

  • Máy làm mát hoạt động một thời gian cần tháo các tấm lưới lọc để vệ sinh, hạn chế để các tấm cooling không bị bẩn, tăng hiệu quả làm mát cũng như thông gió.

1.2 Tấm làm mát cooling pad dùng trong máy làm mát 

  • Không khí sau khi qua lưới lọc bụi tiếp xúc với nước trên bề mặt tấm làm mát, ở đây diễn ra quá trình trao đổi nhiệt trực tiếp, nhiệt độ của không khí giảm xuống, nước trên bề mặt tấm sẽ nhận nhiệt bay hơi, không khí có nhiệt độ giảm xuống 8-10 độ C tùy thuộc vào nhiệt môi trường, độ ẩm cũng như nhiệt độ của nguồn nước.

  • Có thể kết hợp hệ thống làm lạnh để tăng hiệu quả làm mát, chính vì sự bay hơi của nước nên sẽ khiến độ ẩm của không khí tăng 5-10%, tạo dòng không khí thoáng mát dễ chịu hơn.

  • Tấm làm mát cooling pad có cấu tạo ziczac đan xen nhau để tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nước.

  • Tấm trông gần giống như hình dạng tổ ong.

1.3 Động cơ máy 

  • Đây chính là bộ phận truyền động của máy làm mát giúp làm quay cánh quạt, tạo sức hút để không khí ngoài trời và thổi vào không gian làm việc.

1.4 Cánh quạt 

  • Được cấu tạo từ nhựa composite, với thiết kế đặc biệt có tác dụng cắt gió và hướng dòng tạo lên dòng khí có lưu lượng lớn với áp suất cao. 

  • Cánh quạt được lắp đặt trực tiếp vào động cơ thay vì phải dẫn động qua dây curoa giúp tăng hiệu quả truyền động. 

  • Máy làm mát công nghiệp có 2 loại quạt chính là quạt hướng trục và quạt ly tâm. 

  • Quạt hướng trục máy làm mát không khí thường phù hợp cho dòng quạt lưu lượng lớn 

  • Quạt ly tâm máy làm mát không khí cho dòng quạt yêu cầu cột áp cao, chiều dài đường ống dẫn gió lớn.

1.5 Bơm nước cấp 

  • Chức năng chính của bơm cấp chính là cấp nước lên tấm cooling pad để làm ướt, đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt trên tấm làm mát đạt hiệu suất cao nhất. 

  • Hệ thống bơm nước cấp hoạt động liên tục và diễn ra một cách tuần hoàn, nguồn nước sau khi được bơm lên làm ướt tấm, lượng nước còn thừa sẽ chạy ngược xuống bồn chứa nước một cách tự nhiên theo nguyên lý rơi tự do dưới tác động của trọng lực, nguồn nước khi rơi xuống sẽ tiếp tục đi theo chu trình của máy bơm cấp trở lại tấm làm mát để tưới ướt. 

  • Trong quá trình này sẽ có một phần nước tiêu hao do quá trình bay hơi nên cần có đường ống cấp nước bổ sung. 

  • Tùy theo phương án thiết kế mà sử dụng hệ thống nước cấp khác nhau, hiện nay máy làm mát thường 2 dòng máy chính là máy làm mát độc lập (máy độc lập) và máy làm mát hệ thống (máy hệ thống).

- Máy làm mát độc lập:

Là máy có lắp bơm cấp, van phao, van xả ngay bên trong máy. 

*Ưu điểm:

  •  Ưu điểm của loại này là các hệ thống đều có sẵn đi theo máy nên không cần phải mua bổ sung phụ kiện. 

*Nhược điểm:

  • Yêu cầu phải có 1 nguồn nước cấp bổ sung vào máy thông qua van phao (khi mực nước trong bồn chứa xuống thấp, van phao sẽ hở để cho nguồn nước bổ sung chảy vào bồn chứa, khi đủ nước thì van phao đóng, chặn nguồn nước bổ sung. 

  • Vị trí nguồn bổ sung thường sẽ đặt cao hơn máy làm mát để có thể chạy tự nhiên vào bồn chứa  vì nguồn nước đọng lại trong bồn chứa nên cần phải vệ sinh thường xuyên bên trong máy để loại bỏ các cặn tích tụ lâu ngày. 

  • Chi phí bảo dưỡng sẽ tốn kém vì phải thực hiện trên từng máy.

- Máy làm mát hệ thống

  • Nguồn nước cấp và hồi bên trong máy sẽ đấu trực tiếp với hệ thống nước cấp và hồi chung. 

  • Nguồn nước cấp sẽ đi từ một bồn chứa nước chung, được bơm lên rồi chia các nhánh đến từng máy, việc điều chỉnh lưu lượng cấp cho mỗi máy được thực hiện bằng đóng mở van mỗi nhánh khi thực hiện lắp đặt, chạy thử. 

  • Đường nước hồi tương tự sẽ được đấu nối vào một đường ống chung chạy tự nhiên về bồn chứa.

*Ưu điểm:

  • Vì sử dụng dụng nguồn nước chung nên việc vệ sinh hệ thống nước cấp sẽ được thực hiện trong bồn chứa chung (bồn này thường được được để dưới đất nên rất dễ thực hiện) giảm thiểu được chi phí bảo dưỡng. 

*Nhược điểm:

  • Cần lắp đặt thêm đường ống dẫn nước, bơm chung, bồn chứa nước. Cần có đội ngũ chuyên nghiệp để lắp đặt máy.

1.6 Bảng mạch điều khiển

Nơi đấu nối nguồn cấp cũng như các cơ chế chấp hành như bơm, quạt, …

Hiện nay máy làm mát không khí trong công nghiệp các loại mạch điều khiển, đối với Máy làm mát công nghiệp ICT sẽ có 3 loại bộ điều khiển chính: 

  • Bộ điều khiển máy làm mát 1 cấp tốc độ.

  • Bộ điều khiển máy làm mát 9 cấp tốc độ.

  • Bộ điều khiển máy làm mát 12 cấp tốc độ.

1.7 Phao cơ 

  • Đây là bộ phận sử dụng cho máy làm mát độc lập, nơi điều chỉnh nguồn nước bổ sung cho máy làm mát. Khi mực nước chứa trong bồn máy làm mát xuống thấp, van phao hạ xuống, để cho nước chảy vào, khi nguồn nước dâng cao thì van phao nâng lên, đóng cửa vào của nước cấp bổ sung một cách tự nhiên.

1.8 Màn hình điều khiển máy làm mát không khí

  • Bộ phận này đi cùng máy kết nối với bộ điều khiển bên trong đặt tại vị trí người vận hành, màn hình có hiệu thị thông số làm việc của máy làm mát không khí giúp người quan sát hoạt động của máy cũng như điều khiển theo mong muốn, phát hiện được các lỗi gặp phải trong quá trình hoạt động.

2. Nguyên lý hoạt động của máy làm mát không khí trong công nghiệp

Nguyên lý hoạt động của máy làm mát không khí trong công nghiệp

  • Máy làm mát không khí hoạt động theo nguyên lý trao đổi nhiệt tự nhiên giữa không khí và nước trên bề mặt tấm làm mát cooling pad  sẽ hoạt động với nguyên lý hoàn toàn tự nhiên, sử dụng công nghệ làm mát dựa trên hơi nước qua các bước như sau:

  • Đầu tiên bộ phận máy bơm sẽ làm nhiệm vụ bơm nước từ bể chứa lên hệ thống phân phối nước.

  • Nước bơm lên sẽ chảy qua tấm Cooling Pad làm ướt đều tấm, phần nước thừa sẽ chạy tuần hoàn từ trên xuống dưới đi vào bồn chứa nước để tiếp tục chu trình bơm lên tấm.

  • Bộ phận cánh quạt được truyền động từ động cơ sẽ làm nhiệm vụ hút không khí nóng bên ngoài trời vào trong trong máy để đi qua tấm làm mát đã được làm ướt sẵn.

  • Không khí nóng gặp nước trên bề mặt tấm cooling pad dễ ra quá trình trao đổi nhiệt cân bằng.

  • Không khí sau khi được giảm nhiệt độ sẽ được cấp đến khu vực làm việc , đem đến nguồn dưỡng khí trong lành, mát lạnh trên đầy oxi cho người lao động. Nhiệt độ không khí đi qua tấm làm mát có thể xuống tới mức 26oC-28oC.

  • Tấm làm mát Cooling Pad được thiết kế dạng tổ ong. Điều này giúp tăng diện tích tiếp xúc đến vài ngàn lần, mà diện tích tiếp xúc càng lớn thì tốc độ bay hơi càng nhanh, không khí được làm mát càng nhiều. Hệ số trao đổi nhiệt có ích của máy làm mát không khí trong công nghiệp có thể lên tới 80 lần. Tương đương 1 kW điện sẽ tạo ra 80kW nhiệt có ích. 

  • Máy làm mát công nghiệp không tạo ra sương (độ ẩm 100%) mà chỉ tăng một phần độ ẩm của không khí (5-10% tương ứng độ 65-70%), không làm hư hỏng các thiết bị điện tử, đồ nội thất, không khí thổi ra cũng hoàn toàn tự nhiên không gây khó chịu cho người sử dụng.

Liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Làm mát Công nghiệp ICT qua số điện thoại 0968.788.088 hoặc Email: lammatcongnghiepict@gmail.com để tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm máy làm mát không khí trong công nghiệp ICT.

Có thể bạn muốn biết?

 

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
img 0968.788.088
icon icon