Máy làm mát công nghiệp ICT thách thức nhiệt độ cao
Dịch vụ hậu mãi luôn khiến khách hàng hài lòng
Công ty TNHH Công nghệ làm mát Công nghiệp ICT

Cách để biết nhà xưởng nên sử dụng bao nhiêu máy làm mát sao cho phù hợp

Thứ Năm, 09/11/2023
Admin

Hệ thống làm mát áp suất dương là hệ thống cung cấp không khí mát trực tiếp vào nhà xưởng.  Vậy làm sao để biết được nhà xưởng, xí nghiệp... của mình cần sử dụng bao nhiêu máy làm mát ? 

Thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng có thêm kiến thức về Cách để biết nhà xưởng nên sử dụng bao nhiêu máy làm mát

 Nhà xưởng của bạn cần bao nhiêu máy làm mát ?

1. Tính toán số lượng Máy làm mát dựa vào lưu lượng gió cần thiết.

1.1. Cách tính dựa theo thể tích nhà xưởng

Để tính được lưu lượng gió làm mát tương đối cho một nhà xưởng, xí nghiệp, có thể dựa theo công thức sau: Tkk = X x V (m3/h)

Trong đó:

  • Tkk: Tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h)

  • V: Thể tích xưởng (m3) = Dài x Rộng x Cao

  • X: Số lần thay đổi không khí trong xưởng

    • Ở điều kiện thông thường: Hệ số trao đổi không khí tự nhiên là 20 - 30 (lần/h).

    • Những không gian tập trung đông người như trung tâm thương mại: Hệ số trao đổi không khí là 25 - 40 (lần/h).

    • Các nhà máy dây chuyền sản xuất với nhiệt độ cao: Hệ số trao đổi không khí là 35 - 45 (lần/h).

    • Trong các nhà máy ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Hệ số trao đổi không khí yêu cầu từ 45 - 60 (lần/h) trở lên.

Ví dụ: Một xưởng sản xuất cơ khí có chiều dài là 100m, chiều rộng là 20m và chiều cao là 6m. Thể tích xưởng sẽ là: V = 100 x 20 x 6 = 12.000 (m3)

Đối với xưởng sản xuất cơ khí, có các thiết bị tỏa nhiệt nhiều gây ảnh hưởng không khí và nhiệt độ không gian trong quá trình sản xuất, vì thế số lần thay đổi không khí trong xưởng sẽ là 45 - 60 (lần/h), ta sẽ lấy mức trung bình là 50 (lần/h). Từ đó có thể tính được lưu lượng gió cần thiết trong xưởng cơ khí này sẽ là: Tkk = 12.000 x 50 = 600.000 (m3/h).

 1.2. Cách tính dựa trên số lượng người trong nhà xưởng

Người ta cũng có thể tính toán lưu lượng gió cần thiết cho một nhà xưởng bằng cách tính lưu lượng không khí hút ra dựa trên số người làm việc trong xưởng.

Theo TCVN - 5687, mỗi người cần cung cấp L = 20 - 35m3 không khí tươi trong 1 giờ tùy vào từng mô hình nhà xưởng. Vì vậy, để tính lưu lượng thông gió trong nhà xưởng người ta áp dụng công thức: Tkk = n x L (m3/h)

Trong đó:

  • Tkk: Tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h).

  • n: Số người trong nhà xưởng ta sẽ tính theo tiêu chuẩn là 0,7 người / 1m2 sàn.

Ví dụ: Một xưởng sản xuất ngói có diện tích là 3000 m2. 

Ta có thể tính được số người phân bố trong xưởng là: n = 3000 / 0,7 = 4286 người.

Vì với mô hình nhà xưởng sản xuất ngói có cường độ làm việc khá nặng nên ta sẽ chọn lưu lượng không khí cho một người cần trong một giờ L = 35 (m3/h).

Từ đó có thể tính được lưu lượng gió cần thiết trong xưởng cơ khí này sẽ là: Tkk = 4286 x 35 = 150.010 (m3/h)

Qua hai ví dụ trên, ta có thể nhận thấy cách tính lưu lượng gió dựa theo số người cho nhà xưởng sẽ cho ra kết quả nhỏ hơn rất nhiều so với cách tính dựa theo thể tích nhà xưởng, từ đó chi phí để đầu tư cho máy làm mát sẽ khác nhau, Vì vậy, các chủ đầu tư cần đưa ra lựa chọn thật sáng suốt để đưa ra phương án tối ưu nhất.

Hệ thống thông gió làm mát áp suất dương sau khi hoàn thiện

1.3. Tính toán số lượng Máy làm mát.

Qua hai cách tính tổng lưu lượng gió ở trên, có thể dễ dàng tính toán được lưu lượng gió cần thiết nên được đưa vào nhà xưởng để đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm cho những người làm việc ở đó. Căn cứ vào tổng lưu lượng gió ta có thể tính được số lượng máy làm mát theo công thức sau: N = Tkk / Q (máy)

Trong đó:

  • N: Số lượng máy làm mát cần dùng cho nhà xưởng

  • Tkk: Tổng lượng không khí cần dùng cho xưởng (m3/h)

  • Q: Lưu lượng gió của máy làm mát (m3/h)

Từ 2 ví dụ trên, giả sử hai mô hình nhà xưởng đều lựa chọn máy làm mát có lưu lượng là 30.000 m3/h, vậy ta có thể tính được số lượng máy làm mát lần lượt là:

  • Ví dụ 1: N = 600.000 / 30.000 = 20 (máy)

  • Ví dụ 2: N = 150.010 / 30.000 = 5 (máy)

2. Tính toán dựa vào diện tích nhà xưởng

Ngoài cách tính số lượng máy làm mát dựa vào lưu lượng gió cần thiết, ta còn có thể tính toán tương đối chính xác dựa vào diện tích nhà xưởng theo công thức sau: N = 1,2(h - 5) x (Snx / Smlm) , (máy)

Trong đó:

  • N: Số lượng máy làm mát cần dùng cho nhà xưởng.

  • h: Chiều cao của nhà xưởng (m).

  • Snx: Diện tích của nhà xưởng (m2).

  • Smlm: Diện tích (phạm vi) làm mát của máy làm mát (m2).

Ví dụ 3: Một xưởng may có diện tích 3000 m2, chiều cao 5m có nhu cầu lắp máy làm mát 35.000 m3/h.

Khi tính toán hệ thống thông gió làm mát, ta cần tính toán cho nhà xưởng ở điều kiện lúc nóng nhất, ô nhiễm nhất... Vì thế ta chọn diện tích là mát của máy làm mát 35.000 m3/h là: Smlm = 113 m2

Từ đó có thể tính được số lượng máy làm mát là: N = 1,2(5 - 5) x (3000 / 113) = 27 (máy)

 

 

Hệ thống thông gió làm mát áp suất dương sau khi hoàn thiện 

3. Cách để thiết kế một hệ thống thông gió làm mát áp suất dương

3.1. Quy trình thiết kế hệ thống thông gió, làm mát áp suất dương

 

Quy trình thiết kế hệ thống thông gió, làm mát áp suất dương

 3.2. Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thông gió làm mát áp suất dương

Như đã nói ở trên, một hệ thống thông gió làm mát cho nhà xưởng cần phải trải qua nhiều bước, mỗi bước đều cần được tiến hành cẩn thận và chính xác. Để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một hệ thống làm mát thông thường, các chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý quá trình lựa chọn thiết bị và lên bản vẽ thiết kế. 

4 điều cần lưu ý sau

  • Chất lượng: Hệ thống thông gió phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về độ sạch, độ ồn, độ rung, độ an toàn,…

  • Lưu lượng gió: Hệ thống đáp ứng cung cấp được lưu lượng gió cần thiết cho nhà xưởng

  • Thiết bị: Việc lựa chọn thiết bị để giúp vận hành hệ thống thông gió làm mát là điều rất quan trọng. Cần lưu ý lựa chọn thiết bị phù hợp sao cho vừa đáp ứng bố trí hệ thống khoa học vừa tiết kiệm tài chính cho các chủ đầu tư từ quá trình thiết kế cho đến khi sử dụng hệ thống.

  • Vận hành, bảo trì: Bản vẽ thiết kế cần được thiết kế rõ ràng, khoa học, giúp đảm bảo về quá trình vận hành và bảo trì sau này của hệ thống dễ dàng, tối ưu.

Các lưu ý trên về thiết kế và thực hiện theo đúng quy trình là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt, với những công trình như nhà xưởng thì càng khó khăn hơn do quy mô và tính chất riêng của từng xưởng (công nghiệp, thực phẩm, thủy sản, sản xuất,…). Mỗi chủ đầu tư sẽ có yêu cầu nhiệt độ làm mát khác nhau: Kết cấu, địa hình thực tế của nhà xưởng không giống nhau;...

Liên hệ Hotline 0968.788.088 để sở hữu sản phẩm Máy làm mát "ICT giá hợp lý, chất lượng làm mát hiệu quả 

Có thể bạn muốn biết?

 

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
img 0968.788.088
icon icon